Bài 7: Cảnh báo nhiệt độ (LM35) bằng còi báo sử dụng Arduino Uno

Bài 7: Cảnh báo nhiệt độ (LM35) bằng còi báo sử dụng Arduino Uno

Trong bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau triễn khai một dự án nhỏ.

Sử dụng cảm biến nhiệt độ LM35 và còi để cảnh báo khi nhiệt độ tăng cao.

Qua đó chúng ta cùng làm quen với các hàm mới Serial.begin(), Serial.print(), Serial.println(), analogRead().

Để hiểu hơn về cách hoạt động của cảm biến nhiệt độ LM35 và còi các bạn đọc xem 2 bài này nhé.

Sơ đồ đấu nối

Schematic

Các bạn đấu đúng như sơ đồ nguyên lý (schematic) nha. 

Để tránh trường hợp đấu sai gây hư hỏng linh kiện.

Các linh kiện cần thiết cho bài học

  • Arduino Uno
  • Mạch mở rộng 9 in 1

Code mẫu

/*
   Temperature Alarm
*/
float sinVal;            
int toneVal;
unsigned long tepTimer ;    

void setup(){ 
    pinMode(5, OUTPUT);        
    Serial.begin(9600);        
}

void loop(){ 
    int val;               
    double data;          
    val=analogRead(A2);  
    data = (double) val * (5/10.24);  // convert the voltage to temperture
     
    if(data>27){        // If the temperture is over 27 degree, buzzer will alarm.  
          for(int x=0; x<180; x++){
            sinVal = (sin(x*(3.1412/180)));
            toneVal = 2000+(int(sinVal*1000));
            tone(5, toneVal);
            delay(2); 
     }   
    } else {    // If the temperturn is below 27 degree, buzzer will not alarm  
           noTone(5);           
    }
     
    if(millis() - tepTimer > 500){     // output the temperture value per 500ms
             tepTimer = millis();
             Serial.print("temperature: ");     
             Serial.print(data);              
             Serial.println("C");              
       } 
}

Giao diện Serial Monitor Aruino IDE

Chọn tốc độ baud.

Sau khi biên dịch code vào Arduino, chương trình sẽ hoạt động như sau: Nếu cảm biến nhiệt độ LM35 lớn hơn 27 độ C thì còi sẽ kêu báo động.

Giải thích code

Serial.begin()

Serial.begin(9600);

Chúng ta sẽ tìm hiểu qua begin() là gì? 

Để giao tiếp được với máy tính chúng ta cần có một baud để giao tiếp, dưới đây là một số baud thường gặp.

300, 600, 1200, 2400, 4800, 9600, 14400, 19200, 28800, 38400, 57600, hoặc 115200.

Các bạn có thể chọn các baud khác nhau ,nhưng trong một số board đã mặc định baud chuẩn thì không thể đổi được.

Cú pháp

Serial.begin(speed);

Serial.begin(speed, config);

Ở chương trình trên mình chọn tốc độ baud là 9600.

analogRead()

val=analogRead(A2);

analogRed() có nhiệm vụ đọc tín hiệu từ một chân analog (ADC) trên board mạch có kí hiệu là “A”. 

Đọc thêm bài viết: Arduino Uno là gì? để hiểu hơn về các chân Analog có trên board nha.

analogRed() luôn trả về một giá trị là số nguyên từ 0 – 1023 ứng với điện áp (0 – 5V).

Hàm analogRed() cần 100 micro giây để thực hiện.

Cú pháp

analogRed(pin); 

Trong bài viết hôm nay mình chọn chân A2 để đọc giá trị cảm biến nhiệt độ LM35.

Serial Port

Serial.print()

Serial.print("temperature: ");

print() là một hàm được xuất ra cổng serial dưới dạng văn bản, hàm này xuất ra với nhiều dạng khác nhau như: 

số nguyên, số thực, một ký tự hoặc một chuỗi ký tự.

Ví dụ:

  • Số nguyên: Serial.print(78) cho ra giá trị là “78”.
  • Số thực: Serial.print(1.2345) cho ra giá trị “1.23”.
  • Một ký tự: Serial.print(‘N’) cho ra giá trị “N”.
  • Chuỗi ký tự: Serial.print(“arduinokit.vn”) cho ra giá trị “arduinokit.vn”.

Các tham số thứ 2 được chọn làm định dạng để sử dụng. Các giá trị cho phép là.

  • BIN: in dữ liệu dưới dạng hệ nhị phân (hệ cơ số 2).
  • DEC: in dữ liệu dưới dạng hệ thập phân (hệ cơ số 10).
  • OCT: in dữ liệu dưới dạng hệ bát phân (hệ cơ số 8).
  • HEX: in dữ liệu dưới dạng hệ thập lục phân  (hệ cơ số 16).

Ví dụ:

  • Serial.print(78, BIN) cho ta “1001110”.
  • Serial.print(78, OCT) cho ta “116”.
  • Serial.print(78, DEC) cho ta “78”.
  • Serial.print(78, HEX) cho ta “4E”.
  • Serial.println(1.23456, 0) cho ta “1”.
  • Serial.println(1.23456, 2) cho ta “1.23”.
  • Serial.println(1.23456, 4) cho ta “1.2346”.

Cú pháp

Serial.print(val) ;
Serial.print(val, format) ;

Trong bài viết này mình in ra giá trị là “temperature: “

Serial.println()

Hàm println() giống như hàm print() khác ở chổ sẽ gửi một lệnh xuống dòng khi in ra một giá trị.

Lời kết

Qua bài viết ngày hôm nay chúng ta lại tìm hiểu thêm cách làm việc của cảm biến nhiệt độ LM35 , còi và ứng dụng trong đời sống là như thế nào?

Tìm hiểu thêm cách in ra màn hình các giá trị Serial.print(), Serial.println(), chọn tốc độ baud serial.begin() và sử dụng hàm analogRead trong những trường hợp nào?

Để nhận được nhiều kiến thức mới các bạn Đăng ký để nhận được thông báo sớm nhất.

Tham gia Cộng đồng Arduino KIT để cùng nhau thảo luận và chia sẽ kiến thức về lập trình Arduino.

Nếu các bạn thấy bài viết bổ ích nhớ Like và Share cho mọi người cùng đọc nhé.

Chúc các bạn thành công.

Trân trọng.

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments