LED RGB sử dụng NodeMCU ESP8266 thay đổi màu sắc trên App Blynk

LED RGB sử dụng NodeMCU ESP8266 thay đổi màu sắc trên App Blynk

Các bạn chắc đã từng nghe tới LED RGB và trong ứng dụng ngày hôm nay mình sẽ demo cho các bạn cách sử dụng NodeMCU ESP8266 để thay đổi màu sắc trên App Blynk.

Để hiểu hơn về cấu tạo và cách hoạt động của LED RGB các bạn có thể tìm đọc bài viết trong khóa học lập trình Arduino miễn phí dành cho người mới nhập môn.

esp8266-blynk-rgb

Xem ngay: Bài 5: Thay đổi màu sắc Led RGB sử dụng Arduino

Cấu hình các thông số LED RGB trên App Blynk

Để hiển thị LED RGB chúng ta vào Widget Box (+) > Click vào zeRGBa  hình con ngựa sẽ hiện ra.

Nếu bạn chưa biết cách làm sao để tải App và tạo một Project trên Blynk các bạn xem bài viết bên dưới nhé.

Đọc thêm: Hướng dẫn cài đặt ESP8266 và kết nối với Blynk

esp8266-blynk-rgb

Cài đặt thông số LED RGB

Ở mục ZeRGBa : Đặt tên cho dự án ở đây mình đặt là “Arduinokit.vn”

OUTPUT: Cấu hình cho PIN cần kết nối.

  • R: Ở đây mình chọn Digital > D6 (1023~0).
  • G: Ở đây mình chọn Digital > D7 (1023~0).
  • B: Ở đây mình chọn Digital > D8 (1023~0).
esp8266-blynk-rgb

Như vậy là đã xong phần cài đặt, bước tiếp theo ta tiến hành upload chương trình và xem kết quả nhé.

esp8266-blynk-rgb

Sơ đồ đấu nối

NodeMCU ESP8266 LED RGB
D6 R
D7 G
D8 B
GND – (Cathode chung)

Lưu ý: Trong trường hợp bạn sử dụng Led RGB + (Anode chung) thì các bạn đấu vào chân 3V3 trên board NodeMCU ESP8266 nhé.

esp8266-blynk-rgb

Các linh kiện cần thiết cho dự án

Tên linh kiện Số lượng Shopee
NodeMCU ESP8266 1 Mua ngay
LED RGB 1 Mua ngay
Breadboard 1 Mua ngay

Code

#define BLYNK_PRINT Serial
#include <ESP8266WiFi.h>
#include <BlynkSimpleEsp8266.h>

char auth[] = "Enter you Auth Token";

void setup()
{
  Serial.begin(9600);
  Blynk.begin(auth, "wifi router name ", "wifi router pass");
}

void loop()
{
  Blynk.run();
}

Đây là một đoạn Code mẫu để kết nối module ESP8266 với dịch vụ Blynk thông qua Wi-Fi.

char auth[] = "Enter you Auth Token";

Định nghĩa biến “auth” để chứa token của tài khoản Blynk được sử dụng.

Serial.begin(9600);

Trong hàm setup, khởi tạo cổng Serial với tốc độ baud rate là 9600.

Blynk.begin(auth, "wifi router name ", "wifi router pass");

Sử dụng hàm Blynk.begin() để kết nối với dịch vụ Blynk thông qua Wi-Fi. Tham số đầu tiên là biến auth chứa token của tài khoản Blynk, tham số thứ hai là tên của router Wi-Fi, tham số thứ ba là mật khẩu của router Wi-Fi.

void loop()
{
  Blynk.run();
}

Trong hàm loop, sử dụng hàm Blynk.run() để cập nhật dữ liệu và gửi lệnh điều khiển đến ESP8266 từ dịch vụ Blynk.

Lưu ý rằng mã này sử dụng thư viện ESP8266WiFi.h và BlynkSimpleEsp8266.h, do đó bạn cần phải cài đặt hai thư viện này trước khi biên dịch chương trình.

Thư viện

  • Download thư viện “BlynkSimpleEsp8266.h”: Tải ngay

Bạn sẽ học được gì

  • Có kiến thức cơ bản về Robotics
  • Chế tạo Robot dò đường thông minh
  • Đánh thức nhà khoa học bên trong bạn
  • Tìm hiểu thêm về Robotics, các thuật toán Robot tự động
  • Kiến thức nền tảng để chế tạo các máy móc tự động phục vụ đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất
  • Kiến thức để chế tạo sản phẩm, tham gia các cuộc thi khoa học công nghệ trong nước và quốc tế

KHÓA HỌC
CHẾ TẠO ROBOT DÒ ĐƯỜNG

Đã có 284 học viên đăng ký

Lời kết

Thật thú vị phải không các bạn, một ứng dụng thật đơn giản nhưng qua đó các bạn có thể sáng tạo riêng cho mình một dự án hay ho hơn, ví dụ có thể dùng LED RGB làm một đèn ngủ đầy màu sắc. 

Trong quá trình chế tạo mọi thắc mắc các bạn nhớ Comment bên dưới bài viết mình sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.

Tham gia cộng đồng Arduino KIT Để nhận được nhiều kiến thức bổ ích, các bạn Đăng ký để nhận thông báo khi có bài viết mới nhé. Tham gia Cộng đồng Arduino KIT để cùng nhau thảo luận và chia sẽ kiến thức về lập trình Arduino. Nếu các bạn thấy bài viết bổ ích nhớ LikeShare cho mọi người cùng học nhé.

Bài viết liên quan

Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments